175 7 mẹo thiền đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng và cơ thể nhẹ nhàng hơn mới nhất
Giữa cuộc sống bộn bề này, sẽ có lúc bạn phải đối mặt với muôn vàn lo toan. Khi những suy nghĩ đang chạy đua hoặc bạn đang ở trong trạng thái bồn chồn, hãy thử 7 mẹo thiền giảm căng thẳng đơn giản sau. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy khỏe hơn và trở lại trạng thái ổn định, tự tin ngày nào!
Đối với những người suy nghĩ quá nhiều, ngay cả khi họ dành thời gian cho sự tĩnh lặng, những dòng suy nghĩ luôn diễn ra và dường như bị cuốn vào những lo lắng, trăn trở.
Do đó, đạt đến trạng thái thiền định có thể coi là một cuộc chiến khó khăn đối với họ khi luôn có những suy nghĩ miên man. Nếu bạn là một người suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể thấy thiền quá khó. Nhưng theo các chuyên gia, thiền định thành công có thể thực hiện được ngay cả với những người có đầu óc cực kỳ bận rộn.
Dưới đây là 7 mẹo thiền giúp giải tỏa căng thẳng mà bạn có thể tham khảo!
Mục lục
1. Thiền như một thói quen
Như với bất kỳ thói quen tốt nào, chúng sẽ trở nên hoàn hảo khi luyện tập.

Tất cả những gì bạn phải làm là chọn một thời điểm bình thường trong ngày để nhắc nhở và “huấn luyện” bộ não của bạn rằng đã đến lúc thư giãn. Nhà trị liệu tâm lý Haley Neidich, LCSW nói, “Thực hành hàng ngày là một cách để thấy những lợi ích sức khỏe tinh thần lớn nhất của thiền định.”

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải cố định buổi thiền của mình vào một khung thời gian mỗi ngày. “Thiền không nên có quy tắc“. Neidich cũng nói: “Thời gian tốt nhất trong ngày để thực hành là thời gian trong ngày mà bạn thực sự gắn bó với nó.“
2. Tạo không gian để thiền định
Không dễ rơi vào trạng thái thiền định khi xung quanh bạn là quần áo lộn xộn hay tiếng ồn ào. Môi trường rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu làm quen với thiền. Bạn cần tạo cho mình một không gian để thiền, không quá rộng nhưng đủ để bạn cảm thấy thoải mái.
Chỉ đơn giản là một chiếc ghế nhỏ, thắp một ngọn nến có mùi thơm dễ chịu hay ngồi trước bức tranh yêu thích. Theo thời gian, bạn sẽ quen với không gian yên bình này gắn liền với việc giải tỏa tâm trí của bạn.

Bạn càng thực hành nhiều, bạn càng có thể kết nối với sự thanh thản của trạng thái thiền định, ngay cả khi bạn không ở trong môi trường xung quanh quen thuộc của mình. Neidich nói: “Thiền là một công cụ thực tế cũng như một công cụ tâm linh. Chúng ta có thể mang nó đi khắp mọi nơi.”
3. Hướng dẫn thiền định
Chúng ta thường nghĩ rằng khi thiền chúng ta phải hoàn toàn tĩnh lặng và tập trung 100%. Nhưng khi bạn tập thiền theo hướng dẫn trên YouTube hay các ứng dụng thiền cũng giúp bạn dễ dàng làm quen hơn rất nhiều. Bạn nên chọn một hướng dẫn phù hợp với mục tiêu cá nhân của mình, chẳng hạn như thiền để giảm lo lắng, ngủ ngon hơn hoặc tập trung hơn. Các bài thiền có hướng dẫn được ghi âm sẵn có thể là cửa ngõ dẫn đến thành công đáng kể cho người suy nghĩ quá nhiều.
Lắng nghe giọng nói hướng dẫn giúp não bộ tập trung vào đó, ngăn chặn các suy nghĩ xuất hiện. Mặc dù các hướng dẫn sẽ không mang lại cho tâm trí bạn sự tĩnh lặng hoàn toàn, nhưng nó cũng có lợi như việc thiền định trong im lặng.
Fairoth nói: “Các phương pháp thiền định có hướng dẫn rất mạnh mẽ trong việc đạt được tất cả những lợi ích mà một người mong muốn từ thiền định. Điều này bao gồm kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm, làm dịu lo lắng, cải thiện tâm trạng, hạ huyết áp, hạ nhịp tim và giảm phản ứng căng thẳng..”
4. Tập yoga trước
Có một lý do khiến yoga và thiền luôn đi đôi với nhau, đó là bởi vì việc kết hợp hơi thở với các chuyển động của cơ thể thực sự có những tác động có thể đo lường được đối với sự tập trung tinh thần của bạn. Fairoth lưu ý: “Nhiều người cảm thấy quá khó để ngồi với tâm trống rỗng. Kết hợp các hoạt động như thái cực quyền, yoga hoặc đi bộ có thể đạt được nhiều hiệu quả tương tự mà không phải đấu tranh tinh thần như vậy.”

5. Bắt đầu với bài tập thở
Kiểm soát hơi thở là một vũ khí bí mật để làm dịu tâm trí. Trên thực tế, nhiều phương pháp thiền định chỉ dựa trên hơi thở, từ đó mang lại lợi ích về tinh thần và cảm xúc. Đơn giản là bạn phải thở chậm lại, liên tục chú ý đến hơi thở, tạo sự liên tục trong quá trình thiền. Tập trung vào hơi thở cũng khiến bạn tập trung hơn và không bị những suy nghĩ quấy rầy.

6. Thêm nhạc trong quá trình luyện tập
Âm nhạc làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, và thiền cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc phù hợp có thể giúp não trở nên minh mẫn hơn. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng nghe nhạc theo phong cách “New Age” có thể làm giảm nhịp tim của bạn. Neidich nói: “Đặc biệt đối với những người hay lo lắng hoặc những người ngần ngại bắt đầu hành thiền vì đầu óc bận rộn, âm nhạc hoặc tiếng ồn xung quanh có thể là một công cụ tuyệt vời..”

Âm nhạc thiền lý tưởng của bạn có thể là bất cứ thứ gì bạn liên tưởng đến sự bình tĩnh và tập trung. Thử nghiệm với các phong cách âm nhạc khác nhau để tìm ra phong cách phù hợp với bạn.
7. Thiền định với người khác
Thiền trông giống như một hành động cá nhân, nhưng lại có sức mạnh đáng kinh ngạc khi được kết hợp với nhiều người. “Năng lượng tập thể là một thứ mạnh mẽ và thiền định với người khác hoặc trong một lớp học chắc chắn có thể nâng cao trải nghiệm của bạn.” – theo Candice Fairoth, một người hướng dẫn thiền và thở ở Los Angeles. Thiền với ai đó như bạn thân, người yêu hoặc bạn cùng lớp cũng khiến bạn có trách nhiệm hơn và giúp việc thực hành của bạn hiệu quả hơn.

Đừng lo lắng nếu bạn tiếp tục có những suy nghĩ. Chúng ta đang sống trong thời đại kích thích não bộ và các giác quan, và không có gì lạ khi chúng ta luôn cảm thấy khó tập trung. Hãy chọn thiền và đừng nản lòng, đừng quá khắt khe với bản thân vì rồi bạn sẽ thành công. Thiền không còn quá xa lạ và quá khó, không chỉ là ngồi yên một chỗ, chắp tay và để đầu óc trống rỗng, thiền là thả mình vào cảm giác bình yên và tĩnh lặng ở bất cứ đâu.
Hi vọng những chia sẻ trên của BlogAnChoi sẽ giúp bạn có được một tâm lý thoải mái hơn và luôn bình thản, không còn quá nhiều muộn phiền giữa bộn bề cuộc sống.
Mời xem thêm các bài viết liên quan khác:
- Tại sao chúng ta thường nhìn lên trên khi suy nghĩ?
- Khi nào là thời gian tốt nhất để tập thể dục? Nên tập buổi sáng hay buổi chiều?
- 5 cách đơn giản giúp trí óc luôn “tươi trẻ” dù bạn ở độ tuổi nào
- 8 hoạt động bạn nên làm mỗi ngày để thông minh hơn
Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
